Nguồn gốc loài người
NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI
Có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc loài người, nhưng chung quy có 3 nhóm cơ bản:
Giả thuyết thứ nhất: Loài người là hậu duệ của các Nền văn minh tiền sử hàng triệu năm trước
Hiện có rất nhiều những tàn tích của các nền văn minh cổ xưa đã từng sinh sống trên Mặt Đất:
1. Công cụ lao động từ 300 triệu năm trước
Vào thế kỷ 18 tại Pháp, công nhân một mỏ đá gần Aix-en-Provence đã khám phá ra một điều mà đến nay vẫn còn là một là bí ẩn.
Bức ảnh chụp phiến đá vôi: Một số người cho rằng, những vật thể nhân tạo được phát hiện dưới lớp đá vôi vào thế kỷ 18 chính là bằng chứng cho thấy con người đã xuất hiện trên mặt đất từ hàng triệu năm về trước và thậm chí còn có nền văn minh phát triển vượt bậc. (Ảnh: qua Epoch Times)
Họ đã đào xuống từng lớp đá vôi. Đến lớp cát giữa tầng đá thứ 11 và 12 thì tìm thấy những vật thể nhân tạo. Những gốc cột, mảnh vỡ của các phiến đá được chế tác dở dang. Ngoài ra còn có tiền xu, cán búa, và mảnh vỡ của các công cụ bằng gỗ. Các phiến đá với phần được chế tác vẫn còn y nguyên, nhưng tất cả dụng cụ bằng gỗ đã bị hóa thạch, biến thành mã não.
Có lẽ nhiều người trong số chúng ta nghĩ rằng đây chỉ là một di tích khảo cổ thông thường. Nhưng theo các nhà khảo cổ học, mỏ đá vôi có niên đại lên tới 300 triệu năm tuổi nên những vật thể chôn vùi dưới nó cũng phải có độ tuổi tương đồng.
Ngoài ra để một loại gỗ hóa thạch thì gỗ phải bị chôn vùi trong lòng đất hàng triệu năm, trải qua quá trình biến đổi địa chất lâu dài mà trở nên cứng như đá. Điều này càng khẳng định cho niên đại của những vật thể nhân tạo kể trên.
D. Porter, nhà khoáng vật học người Mỹ từng nói rằng: “Ở đây, chúng ta có các vết tích của một công trình được thực hiện bởi bàn tay con người, nằm sâu 15m dưới lòng đất, và được phủ lên bởi 11 lớp đá vôi chắc chắn. Mọi thứ đều theo hướng chứng minh rằng công trình này đã được tạo ra ngay tại nơi các vết tích tồn tại. Phải chăng loài người đã hiện diện trước cả khi những phiến đá này được hình thành, và khi đã phát triển đến một trình độ văn minh và nghệ thuật nhất định thì họ đã tiến hành chế tác những phiến đá và tạc nên những cột trụ từ đá này?"
2. Chiếc đinh ốc 300 triệu năm tuổi trong khối đá cổ
Những năm 1990, một nhóm nghiên cứu người Nga đã phát hiện trên một cánh đồng hoang phía Tây Nam tỉnh Kaluzka một viên đá. Viên đá này không có gì đáng nói nếu như nó không chứa trong mình một bí ẩn chấn động: một cái đinh ốc mà theo đo đạc thì chúng có tuổi lên tới 300 - 320 triệu năm.
Có một vài giả thuyết xoay quanh chiếc đinh ốc kỳ lạ này.
Một số nhà khoa học cho rằng chiếc đinh ốc giống với loài hoa huệ biển criniod. Nhưng có điều những chuyên gia về hoa huệ biển sau khi xem xét đã nói rằng chưa từng gặp loại họa huệ biển nào to và có hình dạng như vậy, hơn nữa chúng không thể được sinh ra từ sắt!
Giả thiết thứ hai là chiếc đinh ốc là rác thải đến từ vũ trụ của một nền văn minh nào đó. Trong vũ trụ bao la này, từ hàng tỉ năm trước hẳn là đã có rất nhiều nền văn minh, rác thải từ các tàu vũ trụ của các nền văn minh đó vì một lý do nào đó mà lạc xuống mặt đất.
Giả thiết thứ ba, cũng là giả thiết hợp lý hơn cả, đó là chiếc đinh ốc này là sản phẩm của một nền văn minh tiền sử. Những nền văn minh tiền sử này đến một lúc nào đó không may bị rơi vào diệt vong bởi núi lửa, sóng thần, dịch bệnh,... Sau đó hàng trăm triệu năm mọi thứ sẽ bị phong hóa, phá hủy hầu như không còn, nhưng cũng có một số ít đồ vật, trong một điều kiện nhất định còn lưu lại, chẳng hạn như chiếc đinh ốc kia.
3. Chiếc cốc sắt hơn 300 triệu năm tuổi ở Oklahoma
Năm 1912, một người đàn ông có tên Frank Kenwood khi làm việc ở một nhà máy nhiệt điện thì gặp một khối than đá rất lớn. Ông liền lấy búa đập nó ra và vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ở bên trong khối than đá có một chiếc cốc còn nguyên vẹn. Có một công nhân khác chứng kiến sự kiện này tên là Jim Stolle.
Những khối than đá này được khai thác tại mỏ Wilberton, bang Oklahoma, Mỹ. Theo lời ông Robert Faye, nhân viên Ủy ban tìm kiếm Địa chất bang Oklahoma, tuổi của loại than đá được khai thác tại mỏ Wilberton là 312 triệu năm.
Như vậy, vì một lý do nào đó chiếc cốc đã xuất hiện ở mỏ than từ khi chúng vẫn còn là thực vật, rồi trải qua quá trình hoạt động địa chất lâu dài mà bị lèn vào giữa những khối than đá.
Nếu những điều được kể trên đây là chân thật, chứng tỏ rằng ở khu vực Bắc Mỹ hơn 300 triệu năm trước đây có thể đã từng xuất hiện nền văn minh, nếu không thì thật khó để lý giải sự tồn tại của chiếc cốc kia.
Hiện nay, chiếc cốc vẫn được trưng bày tại một bảo tàng tư nhân Mỹ với lời làm chứng của ông Frank Kenwood.
4. Chiếc bình 500 triệu năm tuổi
Năm 1852, trong vụ nổ đá tại Dorchester, Massachusetts, một chiếc bình làm bằng kim loại được đánh bay khỏi khối đá rắn chắc. Chiếc bình sau đó được đặt tên là Dorchester, tên địa phương nó được tìm thấy.
Dorchester là một chiếc bình tinh xảo bằng kim loại có chiều cao 11,4 cm và đường kính 16,5 cm với những vân bạc rực rỡ được chạm nổi, thể hiện tay nghề xuất chúng và sự tập trung cao độ của người chế tác.
Sẽ không có gì đáng tranh cãi nếu như niên đại của khối đá bao bọc nó được xác định là từ kỷ Đại Tân Nguyên Sinh, cách đây khoảng 541 triệu đến 1 tỷ năm.
Theo các kiến thức phổ thông, Mặt đất chỉ xuất hiện động vật đơn giản vào khoảng 600 triệu năm trước, còn con người mới xuất hiện từ khoảng 200.000 năm. Vậy tính toán hết cả thì sự tồn tại của chiếc bình Dorchester đúng là một điều khó hiểu.
5. Chiếc búa sắt 140 triệu năm tuổi
Tháng 6 năm 1934, ở hạt Kimble, bang Texas, Mỹ, một người phụ nữ tên là Emma Hahn đã phát hiện ra một chiếc búa được bọc trong một lớp đá.
Tiến sĩ K.E.Bafa, giám đốc Bảo tàng Cổ vật khoáng sản, người đang nắm giữ chiếc búa này ước tính nó được tạo ra từ đầu thời kỳ kỷ Phấn trắng, tức là khoảng 140 triệu năm trước.
Điều này đã khiến một số người nghi ngờ, bởi theo học thuyết tiến hóa, 140 triệu năm trước không thể xuất hiện con người được. Tuy nhiên, những nghiên cứu sau này đã chỉ ra nguồn gốc của chiếc búa phức tạp hơn những gì ta tưởng.
Đầu tiên, tay cầm bằng gỗ đã hóa đá, và bên trong biến thành than chứng tỏ nó đã trải qua hoạt động địa chất trong hàng triệu năm. Thứ 2, chiếc búa có thành phần hợp kim hiếm gặp gồm: 96.6% sắt, 2.6% Clo, 0.74% sulfur, và không có dấu vết của carbon và tạp chất. Đây không phải là cấu tạo của thép được làm bằng công nghệ ngày nay.
Ngoài ra, chiếc búa còn được tẩm một lớp oxit sắt giúp nó chống chịu lại các điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên.
Theo Tiến sĩ Hans-Joachim Tsilmer chiếc búa được làm từ một công nghệ chưa từng thấy trong lịch sử.
6. Những hòn đá bí ẩn 65 triệu năm tuổi
Có khoảng 50.000 hòn đá được chạm khắc công phu đã được tìm thấy xung quanh vùng sa mạc ở Ica, Peru. Trong số đó, hơn 20.000 hòn đá với kích thước khác nhau được trưng bày chật kín trong một bảo tàng tư nhân của Tiến sĩ Javier Cabrera tại Plaza de Armas, phía nam của thủ đô Lima.
Eugenia Cabrera (con gái của Tiến sĩ Javier Cabrera) tại bảo tàng đá
Bên cạnh số lượng khổng lồ, những viên đá này còn có trọng lượng nặng hơn những hòn đá thông thường. Chúng có cấu tạo gồm hai lớp, lớp bazan đen ở giữa và một lớp màu đen sáng bóng bên ngoài.
Các viên đá có nhiều kích cỡ khác nhau, từ cỡ nhỏ hơn lòng bàn tay cho đến một mét. Nhưng dù ở kích thước nào, tất cả chúng đều được chạm khắc tinh xảo với độ chính xác cao.
Hàng nghìn hòn đá bí ẩn được gọi là “đá Ica” tại Ica, Peru. (Ảnh: Brattarb/ CC BY-SA)
Trên bề mặt những hòn đá này là các hình người, thực vật, động vật và cả những ký hiệu trừu tượng. Hình người trên đó đội mũ, đi giày và mặc quần áo. Một số hòn đá miêu tả những cảnh tượng như truyền máu, cấy ghép nội tạng và mổ đẻ giống như ngày nay. Một số khác chạm khắc những hình người, tay cầm một chiếc kính viễn vọng đang quan sát các chòm sao, hành tinh và sao chổi.
Các loài động vật được khắc hoạ trông giống với bò, hươu, hươu cao cổ cùng các loài khác. Một số còn trông giống như bọ ba thùy, một loài sinh vật cổ đại tồn tại từ 600 triệu cho đến 260 triệu năm trước, những loài cá đã tuyệt chủng, và các loài động vật khác mà chúng ta không quen thuộc.
Điều ngạc nhiên nhất là, một số hòn đá còn có khắc những hình người đang cố gắng giết khủng long, hoặc bị khủng long ăn thịt.
Dựa trên nội dung các bức hình, một số người tin rằng những hòn đá này đã có niên đại từ hơn 65 triệu năm trước, trước khi loài khủng long bị tuyệt chủng, và rằng đã có con người vào thời đó – những người đã tạo nên các hòn đá này.
Thậm chí trước đó, các nhà cổ sinh học cho rằng loài khủng long kéo lê cái đuôi dưới đất khi di chuyển, trong khi các hòn đá này lại miêu tả rằng loài khủng long với cái đuôi dựng lên. Sau này, người ta đã khám phá ra rằng khủng long thực sự di chuyển với cái đuôi không chạm đất.
Câu chuyện đến tai Tiến sĩ Swift, ông đã than thở rằng: “Hiện chúng tôi biết rằng các nhà cổ sinh vật học sai, còn những hòn đá Ica đã đúng”.
Về nguồn gốc và mục đích ra đời của những viên đá, Tiến sĩ Cabrera tin rằng chúng chính là bách khoa toàn thư về kiến thức của người cổ xưa.
Ông đưa ra giả thuyết rằng một nền văn minh tiên tiến đã từng tồn tại trong khu vực này. Những người cổ đại trong nền văn minh này có những kiến thức cao cấp về thiên văn, vật lý và y học. Đồng thời họ cũng biết rằng sự kiện đại hủy diệt sắp xảy ra sẽ phá huỷ gần như mọi thứ trên mặt đất.
Trong nỗ lực để lưu giữ kiến thức và truyền lại cho thế hệ tương lai, họ đã khắc toàn bộ kiến thức nền văn minh của mình lên đá. Các tảng đá bền cứng và hầu như không thể phá hủy, sẽ có thể lưu lại sau sự kiện đại hủy diệt.
7. Bánh răng 300 triệu năm tuổi được tìm thấy ở Nga
Gần đây, một cư dân có tên là Dmitry, sinh sống ở vùng Vladivostok, Liên Bang Nga đã phát hiện một miếng kim loại có hình bánh xe có răng bị ép trong tảng than mà ông dùng để sưởi ấm nhà.
Cục than chứa vật lạ được khai thác tại Chernogorodsky vùng Khakasia. Các nhà khoa học đã xác định mỏ than này hình thành cách đây 300 triệu năm nên khẳng định chắc chắn rằng miếng kim loại nói trên có niên đại tương đương.
Khi các nhà địa chất đập vỡ cục than đá mà mang miếng kim loại đi phân tích. Họ phát hiện miếng kim loại là một hợp kim nhôm rất nhẹ và mềm với thành phần hoá học bao gồm 98% nhôm và 2% magiê.
Đây là một điều kỳ lạ vì một “hợp kim” với tỷ lệ nhôm cao như vậy không thể xuất hiện trong tự nhiên. Chắc chắn nó là phải một sản phẩm “nhân tạo”.
Một đặc điểm khó hiểu nữa là hình dạng đặc trưng của miếng kim loại khiến người ta liên tưởng đến những chiếc bánh răng của các phương tiện cơ khí hiện đại. Chẳng lẽ 300 triệu năm trước đã có các sinh vật thông minh trên mặt đất này và họ có khả năng thúc đẩy sự phát triển của các máy móc thiết bị hiện đại như chúng ta ngày nay?
Lời kết
Những câu chuyện kể trên cho thấy con người đã từng xuất hiện hàng trăm triệu năm trước. Sau đó vì đại hồng thủy hoặc các thảm họa khác đã hủy diệt nhân loại thời kỳ đó.
Chỉ còn một số ít người sống sót, họ mất hết tư liệu sản xuất, phải trở lại cuộc sống nguyên thủy. Dần dần nhân loại sinh sôi đông lên và phát triển thành một nền văn minh mới.
Lịch sử nhân loại là có tính chu kỳ như vậy. Và chỉ có lý giải này, chúng ta mới có thể giải thích được những hiện vật nhân tạo lạc chỗ như vậy.
Thế giới vận động không ngừng, xã hội nhân loại cũng không ngừng phát triển, cái mới không ngừng thay thế cái cũ, nếu chúng ta cứ cố thủ trong nhận thức cũ, thì sẽ trở nên lạc hậu, lạc lối trong tiến trình phát triển của lịch sử.
Giả thuyết thứ hai: Loài người do các vị thần tạo ra
Đối với thần thoại Hy Lạp cổ, con người là do Prô-mê-thê sáng tạo ra. Đối với người Do Thái, chính Giê-hô-va đã làm điều ấy. Còn trong thần thoại cổ phương Đông, Nữ Oa ra tạo ra con người. Có thể thấy rằng, các câu chuyện giải thích về nguồn gốc của nhân loại đều có chung một đặc điểm: con người là do Thần tạo ra.
Mỗi dân tộc khác nhau được sáng tạo bởi những vị Thần khác nhau (do vậy có chủng người da trắng mắt xanh, da vàng mắt đen hay da đen…), và tất cả Thần đều đã tạo ra con người có hình dáng giống với chính bản thân họ. Thần ban cho con người những điều đặc biệt khiến họ vĩnh viễn phân khai với mọi tạo vật khác trên mặt đất. Các Thần dùng bùn đất nơi không gian của họ để nặn ra con người và thổi hơi Tiên vào để ban cho sự sống.
Thần nâng niu và thương mến con người mà họ đã tạo ra, chăm nom cho con người từ những ngày đầu non nớt, ban cho họ mọi thứ và giúp đỡ họ vượt qua những tháng ngày khai thiên lập địa đầy khó khăn…
1. Huyền sử Châu Âu: Giê Hô Va sáng tạo ra con người
Mặt đất được cho là trung tâm của vũ trụ; và loài người được vinh dự là trung tâm của mặt đất. Tại sao loài người lại được các vị Thần ban cho đặc ân như vậy? Câu trả lời:
“Vì các Ngài muốn tạo ra một sinh linh đặc biệt, một sinh linh giống các Ngài”. Trước đó trong vũ trụ chưa bao giờ tồn tại một loài sinh vật giống với hình dạng của Thần.”
Thánh Kinh chép rằng Thiên Chúa Giê Hô Va tạo ra đại địa và vạn vật trong 24 ngày, ngày thứ 6 Chúa nói: “Dựa theo hình tượng của chúng ta để tạo ra người đàn ông…” Sau đó, con người vừa được tạo ra đó được thổi linh hồn vào hai lỗ mũi, trở thành một người đàn ông tên gọi là Adam. Adam đến từ tiếng Do Thái, có [nguyên] nghĩa là “bùn đất”.
Sự tạo dựng Adam- tranh trần Siscine nổi tiếng- ảnh Wiki
Ngài cũng tạo ra một khu vườn ( vườn Eden hay vườn Địa Đàng) và đặt Adam ở đó, cho phép anh ăn tất cả các loại trái cây trong vườn trừ cây nhận thức Tốt và Xấu – Trái cấm. Vì thấy Adam cô đơn trong vườn Địa Đàng, Chúa đã rút một xương sườn của anh và tạo ra người phụ nữ tên gọi Eva. Ngoài ra, Chúa cũng tạo ra chim muông và thú vật. Đó là nguồn gốc của người châu Âu.
2. Huyền sử Hy Lạp: Thần Prô-mê-tê sáng tạo ra con người
Prometheus đem lửa về cho con người- Ảnh Wiki
Theo huyền sử Hy Lạp, trên đỉnh Olympia thủa ấy, khi thế giới còn đang trong cảnh hỗn mang tăm tối. Anh em Prô-mê-tê (Prometheus) và Ê-pi-mê-tê (Epimetheus) được Thần Dớt (Zeus) đã giao cho họ nhiệm vụ cai quản mặt đất, sáng tạo ra con người.
Hai Anh em Prô-mê-tê đã lấy đất sét trộn với nước nặn thành hình muôn loài. Trong khi người em đã nặn ra không biết bao nhiêu loài sinh vật, thì người anh Prô-mê-tê vẫn chưa hài lòng với tác phẩm đầu tiên của mình.
Ông muốn tạo ra một sinh vật phi thường có khả năng nắm giữ thế giới. Sau mười hai ngày đêm, Prô-mê-tê cuối cùng cũng hoàn thành tác phẩm. Prô-mê-tê đã tạo ra Đàn ông theo hình dáng các vị Thần và nghĩ “Ta sẽ cho sinh vật này một tài năng để vượt qua muôn loài”.
Ông vậy đã ban cho con người một số đặc tính của Thần để giúp con người vĩnh viễn phân khai với động vật. Vì muốn trao một đặc quyền gì đó cho con người, Prô-mê-tê bèn trộm lấy lửa của thần Dớt đem xuống trần gian trao cho những sinh linh yêu quí. Lửa thắp sáng và sửa ấm. Nhờ đó mà con người ngày càng phát triển.
Thần Dớt sau đó lệnh cho các vị thần tạo ra Pan-do-ra, người phụ nữ đầu tiên với hình dáng phụ nữ yểu điệu. A-the-na (Athena) – vị thần của nghề thủ công mỹ nghệ, trí tuệ, rất thích tác phẩm của anh mình, nên đã ban cho Pan-do-ra sự sống, sự khéo tay. Còn dạy nàng Pan-do-ra biết dệt vải, may vá… cùng nhiều kỹ năng khác. Thần A-phro-di-te (Aphrodite), nữ thần của sắc đẹp và tình yêu tạo cho nàng Pan-do-ra dung nhan xinh đẹp. Mỗi vị Thần góp một chút để tạo ra đặc tính của Pan-do-ra.
Vậy là hai tạo vật của Thần, người nam và người nữ, đã được hình thành, từ đó sinh sôi nảy nở và phát triển tri thức, dần dần hình thành nên xã hội loài người.
3. Huyền sử Phương Đông: Câu chuyện Bàn Cổ khai thiên lập địa và Nữ Oa sáng tạo con người
Theo huyền sử Phương Đông, cách đây rất rất lâu, trời và đất vẫn còn là cõi hỗn mang, toàn bộ vũ trụ được bao phủ bởi một đám mây hình quả trứng. Mọi thứ đều hỗn độn. Trong xoáy sâu hun hút đó là một vị Thần do linh khí trời đất sinh ra, Bàn Cổ, một người khổng lổ sinh ra từ hỗn độn. Ông đã ngủ trong quả trứng đó 18 nghìn năm. Một ngày nọ, ông thức giấc và duỗi mình khiến quả trứng bị vỡ và mọi thứ tản vào vũ trụ. Thứ màu sáng, tinh khiết bay lên tạo ra bầu trời và thiên đường. Thứ nặng hơn, không tinh khiết lắng xuống tạo thành mặt đất.
Trong vũ trụ mới này, Bàn Cổ lo rằng mọi thứ sẽ lại hỗn độn nếu Trời và Đất hợp lại, nên ông quyết định dùng thân mình để giữ chúng tách ra. Thêm 18 nghìn năm nữa, Bàn Cổ tiếp tục lớn lên đến khi Trời và Đất cách nhau 30,000 dặm. Sứ mệnh của ông chính là giữ cho Trời và Đất không hợp lại.
Đó là cách mà thế giới hình thành, một nơi đẹp đẽ và thanh bình. Các sinh mệnh từ những hành tinh khác, cả tốt lẫn xấu bắt đầu tiến nhập vào.
Sau khi ông Bàn Cổ khai thiên lập địa, Nữ Oa đã du ngoạn đó đây giữa Trời Đất. Lúc đó, mặc dù trên mặt đất đã có sông núi cây cỏ, có động vật chim muông, các loài thú, cá, nhưng vẫn không sinh động hoạt bát, bởi vì trên Trái Đất còn chưa có loài người. Một hôm, Nữ Oa đi lại trên Mặt Đất hoang vắng tĩnh mịch, trong lòng cảm thấy rất cô đơn, bà cảm thấy phải tăng thêm thứ gì đó có sinh khí hơn cho Trời Đất.
Nữ Oa thấy sáng tạo của Bàn Cổ còn chưa hoàn chỉnh, trí tuệ của chim muông sâu cá vẫn chưa làm bà cảm thấy hài lòng. Bà cần phải sáng tạo ra sinh linh xuất sắc hơn bất cứ sự sống nào.
Nữ Oa bay lượn dọc theo sông Hoàng Hà, cúi đầu thấy bóng dáng xinh đẹp của mình, bất giác vui mừng. Bà quyết định dùng bùn đất dưới sông nặn một người đất theo hình dạng của mình. Những người đất này hầu như giống bà, chỉ khác là bà nặn cho họ đôi chân phối hợp với đôi tay, để thay thế đuôi rồng. Nữ Oa thổi hơi tiên vào những người đất nhỏ này, chúng liền được tiếp sức sống, và trở thành những sinh vật nhỏ có thể đứng thẳng người đi lại, biết nói, thông minh khéo léo, Nữ Oa gọi họ là “Người”.
Giả thuyết thứ ba: Loại người là hậu duệ của Khỉ - Thuyết tiến hóa của Darwin
Theo Thuyết tiến hóa của Darwin, thừa nhận rằng mọi động vật đều tiến hóa từ thấp lên cao, theo thuyết này, con người tiến hóa từ vượn cổ. Theo các văn vật khảo cổ được phát hiện, người ta xác định tuổi của các hóa thạch vượn cổ ấy, kết quả phân tích cacbon phóng xạ cho thấy rằng quá trình vượn cổ tiến hóa thành người không quá 10 triệu năm. Một nữa là, quá trình vượn cổ tiến hóa thành người, rồi từ đó con người dần dần hình thành nên nền văn minh của mình hiện nay. Nói cách khác thì như vậy chỉ có một nền văn minh duy nhất của con người hiện nay, vì con người là tiến hóa duy nhất từ một loài vượn cổ tới hôm nay rồi mới hình thành nên nền văn minh. Trên mặt đất có nền văn minh lâu đời nhất là 5.000 ngàn năm, theo một số văn vật khảo cổ người ta nói nó khoảng 7.000 năm. Như vậy cũng nói, quá trình vượn tiến hóa thành người rồi hình thành nên nền văn minh, dù thế nào đi nữa sự tồn tại của nền văn minh ấy cũng không quá 10.000 năm.
Theo bạn thì nguồn gốc loài người từ đâu ?
Bạn là hậu duệ của Nền văn minh tiền sử hay là con cháu của các vị thần ? Hay bạn là hậu duệ của loài Khỉ ?